Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
Bảng giá tráp dạm ngõ cưới tại Tài Lộc Cưới
GIÁ CẶP RƯỢU CÁC LOẠI GÓI SẴN | THÀNH TIỀN / VND |
RƯỢU VANG ĐỎ | 180,000 / CẶP |
RƯỢU VANG ĐÀ LẠT | 270,000 / CẶP |
RƯỢU VANG CHILE | 390,000 / CẶP |
RƯỢU VOKAL PHÁP HÀNG NHẬP KHẨU | 600,000 / CẶP |
RƯỢU VANG Ý HÀNG NHẬP KHẨU | 680,000 / CẶP |
RƯỢU REDLABEL | 950,000/ CẶP |
CHIVAS 12 | Giá theo thời điểm |
CHIVAS 18 | Giá theo thời điểm |
GIÁ CĂP TRÀ CÁC LOẠI GÓI SẲN | THÀNH TIỀN / VND |
TRÀ LÀI 300 GR | 80,000 / CẶP |
TRÀ LÀI 600 GR | 120,000 / CẶP |
TRÀ OLONG HOẶC BẮC THÁI 500GR | 200,000 / CẶP |
VỎ TRÀ ẤN RỒNG ĐỰNG TRÀ | 260,000 / CẶP |
99+ Tổng Hợp Mẫu Lễ Tráp Dạm Ngõ Đẹp Tại Tài Lộc Cưới
Tục lệ dạm ngõ là một nghi lễ truyền thống không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Lễ tráp dạm ngõ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự nghiêm túc và thành ý của nhà trai đối với nhà gái. Dưới đây là tổng hợp các mẫu tráp dạm ngõ đám cưới đẹp, cao cấp, sang trọng cho ngày cưới của bạn
Đặt Gói Dạm Ngõ Cưới Với Nhiều Mức Giá Hấp Dẫn Tại Tài Lộc
Đặt Mâm Quả Dạm Ngõ Cưới Đẹp Uy Tín Tại HCM
Đặt Trọn Gói Tráp Dạm Ngõ Đám Cưới Uy Tín, Chất Lượng Ở HCM Tại Tài Lộc Cưới
Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ hay chạm ngõ là một nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Trong buổi dạm ngõ nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi bạn trẻ qua lại với nhau và bàn bạc thêm về ngày tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Tráp dạm ngõ là gì?
Trong thời buổi hiện nay, có rất nhiều các bạn trẻ không biết thủ tục lễ dạm ngõ để làm gì và bao gồm những gì, cần phải chuẩn bị gì để có buổi lễ dạm ngõ thành công. Bạn có thể hiểu đơn giản “Lễ dạm ngõ là bước đầu gặp gỡ của hai bên gia đình để đặt vấn đề cho 2 bạn trẻ yêu nhau tiến tới một quan hệ nghiêm túc.” Còn tráp dạm ngõ là 1 lễ vật nhà trai cần chuẩn bị để mang sang nhà gái.
Ai là người bê tráp dạm ngõ?
Thông thường, họ nhà trai sẽ cử một người phụ nữ lớn tuổi trong nhà, có thể là mẹ hoặc bác gái của chú rể, bưng tráp dạm ngõ để tăng thêm sự trang trọng cho nghi lễ. Nếu gia đình không tìm được người phù hợp, chú rể có thể tự mình bê tráp dạm ngõ và trao cho đại diện nhà gái.
Tráp dạm ngõ gồm những gì ?
Tráp dạm ngõ là lễ vật nhà trai chuẩn bị để sang nhà gái trong lần đầu đặt vấn đề cho cặp đôi được chính thức qua lại tìm hiểu nhau.Tráp dạm ngõ theo truyền thống của người Việt sẽ bao gồm cau; trầu; rượu; thuốc lá; … đi kèm với một vài lễ vật khác. Khi tới nhà gái, họ nhà trai sẽ cử một người lớn tuổi là nữ có thể là mẹ chú rể; hoặc bác của chú rể bưng mâm tráp tới nhà gái.
Phong tục mỗi vùng miền, địa phương, tôn giáo sẽ có đôi chút khác biệt. Miền Trung sẽ có thêm món bánh Hồng. Hay đơn giản hơn là lễ dạm ngõ miền Nam gồm cơi trầu têm cánh phượng và cặp rượu.
Gia đình nhà gái sẽ là nơi tiếp đón khách vì vậy phía nhà gái cần quét dọn; trang trí nhà cửa đẹp đẽ; bàn thờ gia tiên trang trọng để tiếp đón những vị khách quý tới thăm nhà. Tùy theo số lượng khách mà bạn nên chuẩn bị thêm bàn ghế, ấm chén. Hoặc có thể gia tăng tình cảm và thời gian trò chuyện bằng việc cùng nhau ăn bữa cơm thân mật khi buổi lễ dạm ngõ kết thúc. Cùng tìm hiểu các chi tiết các thành phần của tráp lễ dạm ngõ dưới đây nhé.
Trầu cau
Trầu cau là lễ vật truyền thống không thể thiếu trong mâm lễ dạm ngõ bởi ông cha ta quan niệm rằng “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bên cạnh đó, trầu cau còn tượng trưng cho sự sắt son và bền lâu trong một mối quan hệ – điều mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.
Số lượng trầu cau trong tráp dạm ngõ thường khá ít (dưới 20 quả) và thường là con số mang ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, nhà trai thường chuẩn bị 9 quả cau và 9 lá trầu cho tráp lễ dạm ngõ vì số 9 mang ý nghĩa vẹn toàn, viên mãn, thể hiện mong muốn hôn nhân gắn bó bền vững, trường tồn.
Rượu thuốc
Rượu thuốc trong tráp lễ dạm ngõ lại mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên. Khi chuẩn bị lễ vật rượu thuốc, nhà trai hãy lưu ý về số lượng và thương hiệu của từng loại nhé.
Về số lượng, tráp lễ dạm ngõ đơn giản thường bao gồm 1 chai rượu và từ 1 – 3 bao thuốc. Tuy nhiên, gia đình nhà trai có thể đặt lên tráp cả 1 cây thuốc lá để tráp lễ thêm phần sang trọng.
Về cách chọn thương hiệu rượu thuốc, nhà trai nên lưu ý đến tài chính của gia đình khi chuẩn bị tráp lễ dạm ngõ. Nếu tài chính dư dả, chú rể có thể lựa chọn rượu vang Chile (giá từ 1 – 5 triệu đồng/chai) và thuốc ngoại 555 (khoảng 500,000 đồng/cây). Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn có thể chọn vang Đà Lạt (giá từ 100,000 – 200,000 đồng/chai) và thuốc lá Vinataba (khoảng 180,000 đồng/cây).
Hộp chè
Hộp chè trong tráp lễ dạm ngõ vừa là biểu tượng của sự trò chuyện giao lưu vừa thể hiện sự kính trọng của chú rể đối với những bậc sinh thành và cũng là lời báo cáo đến tổ tiên về ngày vui của cặp đôi.
Nhà trai có thể cân nhắc lựa chọn hộp chè khối lượng 100g, 200g, 500g hoặc sử dụng loại chè túi hút chân không tùy theo độ lớn của tráp dạm ngõ. Ngoài ra, hãy lựa chọn các loại chè ngon, có thương hiệu nổi tiếng như chè Tân Cương Thái Nguyên nhé.
Bánh
Ngoài những lễ vật không thể thiếu kể trên, nhà trai có thể chuẩn bị thêm một hộp bánh trong tráp lễ dạm ngõ tùy thuộc vào văn hoá của từng vùng miền. Cụ thể, miền Bắc thường lựa chọn tráp bánh cốm kết hợp bánh phu thê, miền Nam là từng cặp bánh phu thê, còn Tây Nam Bộ lại ưa chuộng bánh pía hơn cả.
Hoa quả
Để tráp dạm ngõ thêm phần sang trọng, nhà trai có thể chuẩn bị thêm một số loại hoa quả nhập khẩu như táo, nho, lê hàn, cam, xoài. Hãy chọn những quả tươi và có màu sắc nổi bật như vàng, đỏ để tráp lễ trông tươi tắn hơn nhé.
Trang trí tráp dạm ngõ
Về phần trang trí, tráp lễ dạm ngõ có thể được tô điểm thêm bằng hoa tươi và các phụ kiện khác để tạo sự ấn tượng tốt cho gia đình nhà gái và thể hiện được sự chu đáo, cẩn thận của gia đình nhà trai.
Khi lựa chọn hoa tươi trang trí, hãy ưu tiên những loại hoa tươi lâu, có mùi hương dễ chịu như hoa hồng hoặc hoa lan. Ngoài ra, nhà trai có thể sử dụng các phụ kiện trang trí khác như chữ song hỷ, vải kim tuyến để làm nổi bật tráp lễ dạm ngõ nhé.
Trên thị trường hiện nay, tráp dạm ngõ đang có 2 kiểu đó là:
- Tráp dạm ngõ truyền thống: Với những gia đình ưa thích những phong tục ngày xưa, cổ truyền. Việc lựa chọn tráp dạm ngõ truyền thống vô cùng phù hợp và chi phí không quá cao. Trong tráp dạm ngõ truyền thống sẽ có 4 lễ vật chính bao gồm: cau trầu, rượu, chè mạn Tân Cương, và thuốc lá ( Tùy từng loại theo yêu cầu). Các lễ vật sẽ được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt và để trong tráp sơn son thếp vàng. Bên trên sẽ phủ vải nhiều đỏ được in chữ Hỷ. Giá của tráp dạm ngõ truyền thống vào khoảng 400.000vnd/tráp.
- Tráp dạm ngõ hiện đại: Các lễ vật chính trong tráp dạm ngõ hiện đại cũng gần tương tự giống như tráp dạm ngõ truyền thống như trầu cau, rượu, chè, thuốc lá. Bên cạnh đó để tăng độ hoành tráng, thì tráp sẽ được trang trí thêm hoa quả và bánh. Lễ vật sẽ được sắp xếp một cách cẩn thận vào trong tráp sơn son thiếp vàng. Tùy theo yêu cầu của mỗi gia đình, lễ vật trong tráp dạm ngõ là hàng bình dân hoặc cao cấp. Các lễ vật hoa quả, có thể xếp vào trong một lẵng dạm ngõ riêng.
Ý nghĩa của tráp dạm ngõ của trong hôn nhân
Sau thời gian tìm hiểu, yêu đương của hai bạn trẻ thì lúc này gia đình hai bên có cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên để trò chuyện hiểu thêm về hoàn cảnh, gia phong và phong tục đôi bên. Đây còn được gọi là lễ dạm ngõ.
Mặc dù xã hội phát triển hiện đại đề cao quyền tự do yêu đương nhưng khi tiến đến hôn nhân thì vẫn cần cha mẹ hai bên gặp mặt. Lúc này, gia đình nhà trai mang lễ vật đến nhà gái và xin phép cho hai bạn trẻ chính thức qua lại và tiếp tục tiến đến chuyện kết hôn trăm năm.
Dạm ngõ có cần xem ngày không?
Ngày nay, lễ dạm ngõ được tổ chức khá đơn giản, không quá khắt khe chỉ cần hai bên gia đình thống nhất một ngày phù hợp cho cả đôi bên. Vậy có cần phải xem ngày dạm ngõ hay không?
Lời khuyên cho các gia đình là xem ngày tốt cũng rất quan trọng nhưng để có một buổi gặp mặt đầu tiên giữa hai gia đình suôn sẻ, cô dâu chú rể nên tìm hiểu kỹ về phong tục tại nơi mà gia đình 2 bên sinh sống sau những lần về chơi ra mắt gia đình, trao đổi với gia đình để các thành viên sẽ tham gia buổi chạm ngõ nắm được những thông tin cần thiết để tiện chào hỏi khi gặp mặt chính thức.
Thường lễ dạm ngõ được diễn ra trước 1 tuần trước lễ ăn hỏi và đám cưới. Đôi khi 2 gia đình cách nhau xa sẽ tổ chức lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi cùng 1 ngày để không phải đi lại nhiều lần vất vả.
Lễ dạm ngõ được tổ chức khi nào?
Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ Là một nghi thức quan trọng đầu tiên, nên cả 2 gia đình cùng chọn ra một ngày thật đẹp, quyết định về thời gian, ngày giờ để tổ chức được suôn sẻ nhất. Đặc biệt về mặt thời gian 2 bên cần được thỏa thuận trước để đảm bảo chuẩn bị chu đáo, tránh những sai sót nhỏ làm ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của 2 gia đình dành cho nhau. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà chuẩn bị lễ vật tráp dạm ngõ phù hợp.
Các thành phần tham gia trong buổi Lễ chạm ngõ là ai ?
Vì là buổi lễ thân mật giữa 2 gia đình nên các thành phần tham dự buổi lễ dạm ngõ chủ yếu là bố mẹ, ông bà, cô chú bác ruột của cô dâu và chú rể. Thường sẽ khoảng 5 đến 7 người bên nhà trai và nhà gái cũng vậy. Để buổi lễ dạm ngõ diễn ra đúng giờ, 2 bên gia đình đều phải thông báo chính xác thời gian cho những người tham gia để chủ động có mặt đúng giờ.
Trình tự lễ tráp dạm ngõ diễn ra thế nào?
Lễ dạm ngõ diễn ra thế nào chính là điều mà bạn quan tâm ngay lúc này. Sau đây, Venus xin chia sẻ với bạn về trình tự lễ dặm ngõ để hiểu thêm về phong tục truyền thống của người Việt Nam:
- Đầu tiên, nhà trai chuẩn bị lễ vật là tráp dạm ngõ, số lượng người sang nhà gái cùng ngày giờ đẹp để sang nhà gái.
- Theo ngày giờ đã định, phái đoàn nhà trai đến nhà gái. Lúc này, đại diện họ nhà trai chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự. Tiếp theo là trình bày lý do có buổi gặp mặt ngày hôm nay và dâng tráp dạm ngõ đã chuẩn bị sẵn để xin phép cho hai con được tìm hiểu chính thức qua lại.
- Người đại diện họ nhà gái đứng lên cảm ơn và bày tỏ sự vui mừng với sự có mặt của họ nhà trai tới thăm nhà. Sau khi nhận lễ vật tráp dạm ngõ và thay mặt họ nhà gái đồng ý cho phép đôi bạn trẻ qua lại thì cha mẹ cô dâu sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ gia tiên. Lúc này, đôi bạn trẻ dâng nén hương thành kính báo cáo tổ tiên và thể hiện sự biết ơn, cầu mong phù hộ cho hôn nhân sắp diễn ra thuận lợi.
- Việc quan trọng tiếp theo trong buổi lễ dạm ngõ chính là thống nhất, bàn bạc về đám hỏi, đám cưới với các phong tục, thời gian mà cả hai bên gia đình đồng thuận.
- Kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc ở nhà hàng để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa hai gia đình nếu có điều kiện.
Nhà trai cần chuẩn bị tráp dạm ngõ gồm những gì?
Theo phong tục của người Việt Nam, khách đến chơi nhà thường mang theo một chút quà, lễ vật tráp dạm ngõ trong lễ dạm ngõ cũng giống như món quà mà nhà trai mang đến chơi nhà gái vậy. Cho nên việc chuẩn bị đầy đủ các lễ vật theo phong tục địa phương là điều mà bất cứ một lễ dạm ngõ nào cũng không thể bỏ qua. Thường tráp dạm ngõ sẽ bao gồm trầu cau, chè, rượu thuốc, bánh và hoa quả, kèm theo trang trí hoa tươi là đẹp và lịch sự. Nhưng chú ý là toàn bộ các lễ vật trong tráp dạm ngõ đẹp đều phải là những loại ngon nhất và đẹp nhất để thể hiện sự trân trọng đối với nhà gái.
Chuẩn bị phương tiện di chuyển
Để tiện lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp, nhà trai cần lưu ý đến số lượng người tham dự buổi lễ. Thông thường, thành phần tham gia lễ dạm ngõ nhà trai bao gồm bố, mẹ, chú rể cùng ông bà, cô bác ruột thịt trong gia đình, có thể có thêm bà mối với số lượng từ 5 – 7 người là tốt nhất.
Khi đó, nhà trai nên chuẩn bị xe khoảng 7 – 16 chỗ để đảm bảo chỗ ngồi thoải mái cho đoàn khách. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra đường xá kỹ lưỡng trước ngày lễ để đảm bảo có mặt ở nhà gái đúng giờ đẹp nhé.
Cử trưởng đoàn đại diện
Nhà trai sẽ cần chọn ra một vị trưởng đoàn diện để giới thiệu và phát biểu trong buổi lễ dạm ngõ. Trưởng đoàn thường là người ông, bác hoặc bố của chú rể và là người quảng giao, có khiếu ăn nói để bài phát biểu diễn ra suôn sẻ.
Thông báo số lượng khách tới nhà gái
Sau khi thống nhất số lượng người, nhà trai cần báo đến nhà gái trước khoảng 4 – 5 ngày để nhà gái có thể kịp chuẩn bị không gian đón tiếp và số lượng cỗ phù hợp.
Nhà gái cần chuẩn bị gì trong buổi chạm ngõ
Trong khi nhà trai chuẩn bị lễ vật tráp dạm ngõ, thì bên phía nhà gái cũng cần phải chuẩn bị chu đáo cho việc đón tiếp thể hiện sự cởi mở, quý trọng. Đây cũng là cách để nhà gái tạo ấn tượng với gia đình nhà trai và giúp con gái mình có cuộc sống hạnh phúc về sau.
Phía nhà gái lại cần chuẩn bị chu đáo để tiếp đón nhà trai một cách chu toàn nhất bằng việc dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, cử trưởng đoàn đại diện, sắp xếp bàn tiệc đón khách, chỗ để xe và mâm cỗ đón họ nhà trai. Cụ thể:
Dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Nhà gái cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau chùi nền nhà, mạng nhện, bàn ghế và sắp xếp lại đồ đạc sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Khi quét dọn, gia đình cần cẩn thận, tránh đổ vỡ vì theo quan niệm dân gian sự đổ vỡ sẽ đem lại xui xẻo cho cặp đôi sắp cưới.
Trường hợp căn nhà quá cũ kỹ, xập xệ, nhà gái có thể cân nhắc sửa sang những khu vực hư hỏng, sơn lại tường và mua mới nội thất để vừa chuẩn bị cho lễ dạm ngõ khang trang hơn, vừa chuẩn bị cho lễ ăn hỏi và lễ cưới của cô dâu sau này.
Bên cạnh việc lau dọn ngôi nhà, nhà gái cũng cần dọn dẹp bàn thờ tổ tiên cẩn thận bằng cách quét bụi, tàn hương. Gia đình nên cắm thêm hoa tươi và bày mâm ngũ quả trang trí bàn thờ để mời ông bà tổ tiên về cùng tham dự lễ dạm ngõ.
Cử trưởng đoàn đại diện
Tương tự nhà trai, nhà gái cũng cần có một người trưởng đoàn đại diện để thay mặt gia đình đối đáp lại nhà trai. Trưởng đoàn nhà gái nên là người có tài ăn nói lưu loát và nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và thường là người bố hoặc bác của cô dâu.
Thông báo số lượng khách tới nhà gái
Nhà gái cần chuẩn bị không gian khang trang, gọn gàng trong căn nhà để đón tiếp nhà trai. Phù hợp nhất là căn phòng khách với bàn tiệc lớn, đủ chỗ ngồi cho đôi bên. Nếu phòng khách quá chật hẹp, nhà trai có thể chuẩn bị bàn ghế tiếp khách ở sân và chuẩn bị mái che phòng trường hợp thời tiết xấu.
Trên bàn tiếp khách, nhà gái cần chuẩn bị sẵn chè nước, hoa quả, bánh kẹo để tiếp đón nhà trai trong buổi lễ dạm ngõ, vừa tạo không khí trang trọng vừa tạo sự thoải mái cho buổi lễ.
Chuẩn bị chỗ để xe cho nhà trai
Trong ngày lễ dạm ngõ, nhà gái nên sắp xếp trước bãi để xe cho nhà trai để buổi lễ được tiến hành một cách trơn tru. Nếu không gian để xe của gia đình không quá rộng, nhà gái có thể nhờ hàng xóm để tránh ảnh hưởng đến những người đi đường.
Chuẩn bị bữa cơm tươm tất mời nhà trai
Bên cạnh đó, nhà gái cũng cần chuẩn bị một bữa cỗ tiếp đãi nhà trai sau buổi lễ dạm ngõ. Đồ ăn sau buổi lễ không nhất thiết phải “mâm cao cỗ đầy” nhưng cũng cần tươm tất để thể hiện sự hiếu khách và tài nữ công gia chánh của nhà gái.
Cách chuẩn bị tráp dạm ngõ đầy đủ
Nhà trai có thể tự làm tráp dạm ngõ hoặc thuê đơn vị làm tráp dạm ngõ tùy theo mức độ phức tạp của tráp lễ. Đối với tráp dạm ngõ đơn giản, chú rể có thể tự mình chuẩn bị. Còn nếu muốn tráp dạm ngõ cầu kỳ, sang trọng hơn, hãy cân nhắc thuê đơn vị chuyên làm tráp dạm ngõ đẹp ở nơi mình sinh sống nhé.
Trường hợp tự làm tráp dạm ngõ đơn giản, chú rể cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, giỏ đựng và phụ kiện trang trí. Hãy lưu ý cố định các thành phần cẩn thận, tránh gây đổ vỡ trong quá trình di chuyển đến nhà gái. Các bước tự làm tráp dạm ngõ cụ thể như sau
Điểm khác nhau của mâm lễ dạm ngõ ở 3 Miền
Để chuẩn bị cho lễ dạm ngõ, đôi khi nhà trai chỉ cần một cơi trầu, một chai rượu ngon là đủ. Nhưng việc sắp lễ theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền luôn được ưu tiên bởi vừa thể hiện được nét đẹp văn hóa của địa phương vừa thể hiện sự chân thành và chỉnh chu của người tặng sính lễ.
1. Mâm lễ dạm ngõ miền Bắc
Trong phong tục lễ dạm ngõ của 3 miền thì mâm lễ dạm ngõ miền Bắc có lẽ là đầy đủ và chỉnh chu nhất bao gồm:
- Trầu cau
- Hộp chè
- Rượu
- Hoa quả
- Bánh
Các sính lễ trong tráp dạm ngõ miền Bắc thường được xếp thành dạng hình tháp cao và phủ khăn đỏ, tuy nhiên trong một số trường hợp nhà trai cũng có thể tách từng món lễ vật ra nhiều tráp khác nhau với số lượng tăng lên đủ để có thể xếp thành hình tháp cao cho từng tráp.
2. Mâm lễ dạm ngõ miền Nam
Cũng như tính cách chân chất, rộng lượng và thoải mái của người miền Nam mà mâm lễ dạm ngõ nơi đây chỉ cần những lễ vật đơn giản sắp xếp chỉnh chu là đủ. Mâm lễ dạm ngõ miền Nam thường có:
- Cặp trà
- Cặp rượu
- 5 Loại trái cây
- Trầu têm cánh phượng
Đặc biệt, ở khu vực Tây Nam Bộ nếu gia đình đôi bên đều không quá đặt nặng chuyện lễ vật thì nhà trai chỉ cần sắm khay trầu và chai rượu làm sính lễ dạm ngõ cũng được nhà gái chấp nhận và xem như là đủ tráp. Cũng chính vì sự phổ biến này mà lễ dạm ngõ ở miền Nam còn được gọi là lễ bỏ rượu hay lễ đám nói, lễ đi nói.
3. Mâm lễ dạm ngõ miền Trung
Vốn nổi tiếng với văn hóa “trọng lễ nghi khi tài vật” người miền Trung thường đặt nặng vấn đề tổ chức nghi thức lễ dạm ngõ theo đúng trình tự truyền thống còn sính lễ thì không bắt buộc phải cầu kỳ. Để chuẩn bị mâm lễ dạm ngõ miền Trung nhà trai chỉ cần:
- Khay trầu cau
- Rượu gói giấy đỏ
- Bánh (nếu có nên chọn loại đặc sản của địa phương vừa tránh cầu kỳ khó khăn vừa dễ hợp ý nhà gái)
Ngày nay, việc kết hôn và tổ chức lễ dạm ngõ giữa những những người đến từ nhiều nền văn hóa và vùng miền khác nhau không còn xa lạ, chính vì thế điểm khác biệt của mâm lễ dạm ngõ 3 miền trên gần như là tương đối. Trong lúc chuẩn bị tráp dạm ngõ, tốt nhất nhà trai nên thăm dò trước phía nhà gái để biết gia đình đàng gái là người miền nào, cũng như đang giữ phong tục tập quán của địa phương nào để mua sắm sính lễ phù hợp.
Tráp dạm ngõ bao nhiêu tiền? Bảng giá tráp chạm ngõ
Giá tráp dạm ngõ khá đa dạng, tùy vào số lễ vật dạm ngõ và cách trang trí đơn giản, cao cấp hay sang trọng cũng có giá khác nhau. Dưới đây là mức giá tráp dạm ngõ để bạn tham khảo :
Giá tráp dạm ngõ đơn giản
Tráp dạm ngõ đơn giản chỉ có các lễ vật thông dụng là trầu cau, rượu vang Đà Lạt, 1 bao thuốc lá và 1 hộp chè Thái Nguyên đặt trong khay sơn đỏ và trang trí cùng vải phủ chữ Hỷ. Do đó, cách trang trí khá đơn giản, là mẫu tráp phù hợp cho những gia đình có kinh phí dạm ngõ thấp, khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng.
Giá tráp dạm ngõ cao cấp
Mâm lễ vật có đầy đủ lễ vật với chất lượng hảo hạng như trầu cau, thuốc lá ngoại, rượu Chivas, chè Thái Nguyên, mứt sen, bánh cốm Nguyên Ninh, hoa quả…Ngoài ra, tráp còn được trang trí tỉ mỉ bằng hoa tươi vô cùng đẹp mắt nên có mức giá từ 1.000.000 – 4.000.000 đồng.
Giá tráp dạm ngõ sang trọng
Tráp dạm ngõ sang trọng được trang trí cầu kỳ và công phu hơn hai loại tráp kể trên. Ngoài những lễ vật dạm ngõ truyền thống thì còn có thêm phần quà bánh và hoa quả theo mùa được kết cẩn thận trên lẵng hoặc giỏ cói sang trọng.
Ngoài ra, nhà trai có thể sử dụng các loại bánh kẹo và hoa quả để tạo nên những tone màu bắt mắt như đỏ, vàng, cam…tùy theo sở thích.
Bên ngoài tráp được phủ giấy hoa hoặc vải ren đính ngọc trai để tăng thêm phần trang trọng cho tráp dạm ngõ. Do đó, giá tráp dạm ngõ sang trọng khoảng 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Cách làm mâm lễ dạm ngõ tại nhà
Nhà trai có thể tự làm tráp dạm ngõ hoặc thuê đơn vị làm tráp dạm ngõ tùy theo mức độ phức tạp của tráp lễ. Đối với tráp ngõ đơn giản thì nhà trai có thể tự mình chuẩn bị, nếu muốn tráp dạm ngõ cầu kỳ hơn, bạn hãy cân nhắc việc thuê đơn vị chuyên làm tráp dạm ngõ tại nơi mình sống nhé.
Trường hợp tự làm tráp dạm ngõ, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ lễ vật, giỏ đựng và phụ kiện trang trí và cố định lễ vật cẩn thận, tránh đổ vỡ trong khi di chuyển đến nhà gái.
Cách bày mâm lễ dạm ngõ gồm các bước như sau :
Bước 1: Cố định chai rượu và hộp bánh ở chính giữa giỏ đựng để tạo sự chắc chắn cho tráp lễ.
Bước 2: Xếp lần lượt các loại quả xung quanh phần chân chai rượu và dùng keo nến để cố định.
Bước 3: Tiếp tục cố định hộp chè, thuốc lá phía trên và xung quanh tay cầm của giỏ đựng bằng keo nến.
Bước 4: Cắt tỉa hoa với độ dài vừa phải và tạo hình lá tươi theo hình mũi tên. Sau đó cắm hoa, lá tươi vào mút xốp ở cả phần đáy và đỉnh của tráp lễ dạm ngõ.
Bước 5: Cố định lại tất cả lễ vật bằng keo nến, trang trí thêm nơ và giấy gói lấp lánh để tráp dạm ngõ thêm đẹp mắt.
Trường hợp thuê đơn vị làm tráp dạm ngõ, nhà trai nên lưu ý đặt trước từ 3 – 5 ngày để có thời gian chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết.
Đặt tráp dạm ngõ đẹp ở đâu tại TPHCM?
Để đáp ứng nhu cầu thuê mâm quả cưới và tráp cưới, có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ này với sự đa dạng ngày càng tăng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều địa chỉ cho thuê mâm quả uy tín. Một trong những địa chỉ được nhiều cặp đôi tin tưởng và lựa chọn là dịch vụ đặt mâm quả giao tận nơi tại Tài Lộc Cưới với nhiều ưu đãi như:
- Các mẫu mâm quả đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.
- Có mẫu mâm quả phù hợp với phong tục, văn hóa truyền thống các vùng miền: Bắc – Trung – Nam.
- Giá đặt thuê mâm quả cưới cạnh tranh, phải chăng.
- Có nhiều ưu đãi hấp dẫn, thường xuyên.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
- Có các dịch vụ cưới kèm theo tiện lợi.
Tài Lộc Cưới – địa chỉ đặt tráp dạm ngõ đẹp giá rẻ TPHCM
Hiện nay, không quá khó khăn để bạn tìm được một địa chỉ cho thuê áo dài chụp hình xuân tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để đảm bảo đến đúng thương hiệu uy tín trong lĩnh vực cho thuê áo dài tết với mẫu mã phong phú, giá thuê rẻ, dịch vụ tốt,…
Tài Lộc Cưới đơn vị cho thuê áo dài tết chụp hình đẹp TpHCM. Là địa điểm chuyên cho thuê áo dài uy tín số 1 tại TpHCM được khá nhiều người đánh giá cao từ mẫu mã, chất lượng cho đến giá cả. Đến với cửa hàng Tài Lộc Cưới bạn sẽ được đắm mình trong không gian đầy màu sắc của những tà áo dài làm nên.
Tại sao bạn nên chọn dịch vụ đặt tráp dạm ngõ cưới hỏi tại Tài Lộc Cưới?
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mâm quả cưới HCM tuy nhiên để lựa chọn cho mình một đơn vị có giá thành phù hợp thì Tài Lộc Cưới là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Đây là đơn vị mang tới dịch vụ đa dạng, giá thành phù hợp với nhu cầu, điều kiện của các gia đình Việt.
Tài Lộc Cưới là đơn vị dẫn đầu trong việc cho thuê áo dài tại thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời. Với phong cách phục vụ tận tình và chuyên nghiệp, đến với Tài Lộc Cưới các bạn sẽ được trải nghiệm một dịch vụ tốt nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm chuẩn bị tráp dạm ngõ đẹp dành cho chú rể và gia đình nhà trai. Sau lễ dạm ngõ, hai bên gia đình sẽ quyết định ngày lành tháng tốt để tiến hành lễ ăn hỏi và lễ thành hôn cho đôi uyên ương.